Sở chỉ huy chiến dịch Điện Biên Phủ - Mường Phăng

Sở chỉ huy chiến dịch Điện Biên Phủ - Mường Phăng

Sở chỉ huy chiến dịch Điện Biên Phủ ẩn mình trong khu rừng già dưới chân núi Pú Đồn thuộc xã Mường Phăng, huyện Điện Biên, cách thành phố Điện Biên gần 40 km. Nơi đây có hầm xuyên lòng núi, cũng là nơi Đại tướng Võ Nguyên Giáp vẫn thường làm việc và nghỉ ngơi trong chiến dịch đánh dấu bước ngoặt của lịch sử Việt Nam.

Xem chi tiết Xem 3D

Di tích đồi D1 – Tượng đài chiến thắng

Di tích đồi D1 – Tượng đài chiến thắng

Trong chiến dịch Điện Biên Phủ, cứ điểm D1 là một cứ điểm quan trọng trong dãy đồi phòng ngự phía Đông của Thực dân Pháp có nhiệm vụ che chở cho trung tâm Tập đoàn cứ điểm, là mục tiêu của Quân đội Nhân dân Việt Nam trong đợt tấn công thứ hai bắt đầu vào chiều ngày 30/3/1954. Sau 2 ngày chiến đấu với những đợt xung phong và phản kích của cả ta và Pháp, Trung đoàn 209, Đại đoàn 312 đã hoàn toàn làm chủ được cứ điểm này, sau đó giữ vững trận địa và yểm trợ cùng các đơn vị khác tiêu diệt các cứ điểm còn lại, góp phần làm nên chiến thắng chung của toàn chiến dịch.

Xem chi tiết Xem 3D

Di tích đồi A1

Di tích đồi A1

Đồi A1 nằm ở phía Đông, cách Trung tâm Tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ khoảng 500m, đồi cao 32m so với mặt đường, với tổng diện tích khoảng 100.000m2. Cứ điểm A1 là cứ điểm quan trọng nhất trong 5 ngọn đồi thuộc dãy cao điểm phía Đông, là tấm lá chắn cuối cùng bảo vệ Sở chỉ huy Tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ. Thực dân Pháp xây dựng cứ điểm A1 thành một hệ thống phòng thủ vô cùng kiên cố, vững chắc, với hệ thống binh lực, hỏa lực mạnh.

Xem chi tiết Xem 3D

Di tích Thành bản phủ - Đền thờ Hoàng Công Chất

Di tích Thành bản phủ - Đền thờ Hoàng Công Chất

Thành Bản Phủ được nghĩa quân Hoàng Công Chất và nhân dân các dân tộc xây dựng từ năm 1758 đến năm 1762. Thành nằm trong cánh đồng Mường Thanh trù phú là vựa thóc lớn của vùng Tây Bắc. Đây là công trình kiến trúc quân sự đắp bằng đất, các hướng Đông - Tây - Nam - Bắc có cổng ra vào, có chòi canh gác. Theo nhân gian truyền lại rằng Thành được xây dựng khá kiên cố, rộng khoảng 80 mẫu, tường thành cao bao quanh chạy dài hàng trăm mét, có bề mặt và chân rộng, chia làm 2 khu nội thành và ngoại thành.

Xem chi tiết Xem 3D

Nghĩa trang liệt sỹ Điện Biên Phủ (Nghĩa trang A1)

Nghĩa trang liệt sỹ Điện Biên Phủ (Nghĩa trang A1)

Nghĩa trang liệt sỹ A1 nằm ngay dưới chân cứ điểm Đồi A1, đối diện Bảo tàng chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ là nơi nhân dân và các đoàn du khách trong và ngoài nước, thân nhân các gia đình liệt sỹ thường xuyên đến dâng hương tri ân các anh hùng liệt sĩ thể hiện đạo lý: “Uống nước nhớ nguồn” của dân tộc ta.

Xem chi tiết Xem 3D

Nghĩa trang Him Lam

Nghĩa trang Him Lam

Để làm nên chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, đã có biết bao anh hùng liệt sĩ ngã xuống và mãi mãi để lại niềm thương tiếc cho những người đang sống. Hàng ngàn chiến sĩ đã yên nghỉ tại các nghĩa trang ở Điện Biên Phủ, nhưng đau đớn thay vẫn còn hàng nghìn hài cốt liệt sĩ chưa được tìm thấy. Tổng thể nghĩa trang tại Điện Biên phủ gồm có: Nghĩa trang A1, nghĩa trang Độc Lập, nghĩa trang Him Lam, nghĩa trang Tông Khao...

Xem chi tiết Xem 3D

Nghĩa trang Độc Lập

Nghĩa trang Độc Lập

Nghĩa trang Độc Lập nghĩa trang có quy mô lớn được xây dựng bằng gạch chỉ, mỗi bia đá được gắn một ngôi sao và bên cạnh là một bình hoa nhỏ do tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội Viettel tài trợ dâng tặng cho các nghĩa trang, phía trong cùng của nghĩa trang là lễ dâng hương với đài tưởng niệm cao 15m.

Xem chi tiết Xem 3D

Nghĩa trang Tông Khao

Nghĩa trang Tông Khao

Nghĩa trang Tông Khao nằm ở địa bàn bản Tông Khao, xã Thanh Nưa, huyện Điện Biên.Nghĩa trang Tông Khao được quy tập từ nghĩa trang Hòa Bình, Bản Kéo và nghĩa trang quân tình nguyện Việt Nam ở tỉnh U Đôm Xay quy tụ về từ năm 1982. Hiện nay, nghĩa trang không ngừng được mở rộng.

Xem chi tiết Xem 3D