Nghĩa trang liệt sỹ Điện Biên Phủ (Nghĩa trang A1)
Nghĩa trang liệt sỹ Điện Biên Phủ nằm ngay dưới chân Đối A1, đối diện Bảo tàng chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ là nơi nhân dân và du khách thập phương thường xuyên đến dâng hương tri ân các anh hùng liệt sĩ thể hiện đạo lý: “Uống nước nhớ nguồn” của dân tộc ta.
 
 
Toàn cảnh Nghĩa trang A1 nhìn từ trên cao

Nghĩa trang liệt sỹ Điện Biên Phủ được xây dựng năm 1958, và được nâng cấp tôn tạo năm 1993-1994. Đây là nơi yên nghỉ của các chiến sỹ đã hy sinh anh dũng trong chiến dịch Điện Biên Phủ, đa số các ngôi mộ liệt sỹ chưa xác định được thông tin. Nghĩa trang là nơi yên nghỉ của 4 anh hùng liệt sỹ tiêu biểu Tô Vĩnh Diện, Phan Đình Giót, Bế Văn Đàn, Trần Can.

Nghĩa trang A1 có kết cấu tường bao xung quanh cao 6m, dài 120m. Giữa tường thành là một lễ đài cao 16m kiến trúc như Khuê Văn Các, trên treo quả chuông đồng, để khi mỗi đoàn đến nơi đây người quản trang rung lên những hồi chuông báo cho các liệt sỹ có đoàn tới viếng nghĩa trang. Nghĩa trang xây dựng theo kiến trúc kiểu tường thành cổ trước thành có hào nước rộng 6m chứa 1.000 m khối nước, có 3 cầu bắc qua hào nước giống như chiến hào sử dụng cắm chông ngăn cản bước tiến quân thù của thành cổ xưa kia.
 
 
Mặt trước tường thành được đắp nổi hai cụm phù điêu. Một cụm thể hiện 55 ngày đêm quân dân ta chiến đấu tại Điện Biên Phủ, một cụm thể hiện 9 năm kháng chiến trường kỳ.

 
Cổng Nghĩa trang A1 nhìn từ phía trong khuôn viên ra ngoài

 
Trong khuôn viên của nghĩa trang

 
Góc trái của nghĩa trang là ngôi nhà quân trang thiết kế theo kiểu kiến trúc nhà Sàn Thái Tây Bắc.

 
Nhà tưởng niệm trong nghĩa trang thiết kế giống mái nhà sàn, mái ốp đá trắng bên trong có văn bia và lư hương bằng đồng.
 
 
Nghĩa trang được che mát bởi các hàng cây: Long Não, Hoa Ban. Bên lối đi được trồng các loại Hoa Cúc, Hoa Huệ khoe sắc toả hương. 

Di tích khác

Sở chỉ huy chiến dịch Điện Biên Phủ - Mường Phăng

Sở chỉ huy chiến dịch Điện Biên Phủ - Mường Phăng

Sở chỉ huy chiến dịch Điện Biên Phủ ẩn mình trong khu rừng già dưới chân núi Pú Đồn thuộc xã Mường Phăng, huyện Điện Biên, cách thành phố Điện Biên gần 40 km. Nơi đây có hầm xuyên lòng núi, cũng là nơi Đại tướng Võ Nguyên Giáp vẫn thường làm việc và nghỉ ngơi trong chiến dịch đánh dấu bước ngoặt của lịch sử Việt Nam.